13 cách trị ho hiệu quả cho bé bằng các loại rau và thảo dược thiên nhiên
Cập nhật ngày: 25/01/2024 21:53:31
Chữa ho cho trẻ em bằng các loại thuốc tây y, kháng sinh cho trẻ dưới 6 tuổi sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến đường ruột. Vì vậy khi bé bắt đầu ho, mẹ nên thử qua các phương pháp chữa ho trẻ em bằng nguyên liệu thiên nhiên trước, nếu tình trạng của trẻ không tích cực lên thì lúc đó mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ khám và chữa trị kịp thời
Nội dung chính
Mật ong và chanh chữa ho trẻ em an toàn
Áp dụng cho trẻ em trên 1 tuổi
- Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: Mỗi ngày mẹ cho bé uống 2 – 4 lần, mỗi lần 1 thìa café mật ong,
- Đối với trẻ từ 2 - 5 tuổi trở lên mẹ cho bé uống ½ thìa café. Mỗi ngày từ 2 – 4 lần
- Các thành phần trong chanh đào gồm có vitamin A, B1, B2, C có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, kháng viêm, tiêu độc… Mẹ ngâm chanh đào trong mật ong rồi cho bé ngậm, có tác dụng chữa ho cho trẻ em, trị khản tiếng rất hiệu quả và an toàn.
Quất hồng bì (nhâm) ngâm đường phèn
Áp dụng được cho cả trẻ dưới 1 tuổi. Trong quất hồng bì có chứa tinh dầu giúp kích thích hệ hô hấp, long đờm và tống đờm ra ngoài. Ngoài ra vitamin C trong quất hồng bì còn giúp trẻ tăng sức đề kháng và chống cảm cúm. Mỗi ngày một thìa quất hồng bì ngâm đường phèn không những có tác dụng chữa ho cho trẻ em, mà còn rất có lợi nhiều mặt cho sức khỏe của trẻ.
Cam nướng chữa ho cho trẻ em
Nguyên liệu: Cam tươi, màu vàng. Mẹ rửa sau đó ngâm nước muối thật sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn. Bài thuốc từ thiên nhiên này có tác dụng cầm ho và giảm đờm. Đây là cách chữa ho trẻ em được nhiều bé ưa thích vì cam nước có mùi vị rất thơm.
Nước vo gạo và rau diếp cá
Đây là cách chữa ho cho trẻ em bị nhiều mẹ e ngại do vị tanh của rau diếp cá. Tuy nhiên khi đun sôi rau diếp cá bằng nước vo gạo thì mùi tanh sẽ biến mất.
Rau diếp cá được đánh giá như một vị thuốc kháng sinh. Mỗi ngày, mẹ cho bé uống 3 lần sau khi ăn khoảng 1h đồng hồ. Lưu ý: khi chữa ho trẻ em bằng cách này, mẹ không được cho bé ăn các đồ tanh như tôm, cua, thịt gà.
Lá hẹ hấp đường phèn vị
Ngoài tác dụng chữa ho cho trẻ em, hẹ còn có công dụng trị cảm ho, sốt sổ mũi. Hẹ rất lành tính và cách làm rất đơn giản: Mẹ chọn từ 5 – 10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Hấp cách thủy và cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi ngày từ 2 – 3 thìa café sẽ dịu ngay cơn ho.
Nước tỏi mật ong cũng trị được ho
Cách làm: Giã nát 2 tép tỏi rồi trộn với lượng 2 thìa café mật ong. Hấp cách thủy và cho bé uống 1 – 2 lần/ngày. Mẹ lưu ý không hấp chín tỏi, chỉ cần nếm thử có mùi hắc của tỏi là được, trước khi dùng mẹ nên cho bé uống nước lọc.
Cải cúc giúp cầm ho hiệu quả
Cải cúc theo quan niệm Đông y thường được dùng để chữa ho cho người lớn bằng cách ăn món canh cải cúc: cải cúc nấu thịt nạc, cải cúc nấu cá thát lát.
Tuy nhiên, để chữa ho cho trẻ em, các mẹ cần phải chế biến như sau: Cải cúc rửa sạch, thái nhỏ, trộn với mật ong và hấp cách thủy 20 phút cho ra nước. Cho bé uống từ 3 – 5 ngày là bé sẽ khỏi hẳn bệnh ho.
Lá húng chanh lợi phế, thông cổ
Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.
Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản
Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.
Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống nhiều lần trong ngày. Mùi vị cây xương sông rất dễ uống.
Trà cam thảo dịu cổ họng
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên mẹ yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
Hoa hồng bạch chữa ho hiệu quả
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
Đu đủ
Đu đủ một quả (đu đủ phải chín cây), mật ong vừa phải. Gọt bỏ vỏ, cho mật ong vào nấu để ăn. Bài thuốc này dùng để chữa ho không có đờm
Trị ho bằng lá tía tô
Tía tô có tính ấm, vị cay, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ, không độc, trị ho rất tốt cho trẻ.
Các mẹ nên chuẩn bị lá tía tô, hoa khế, hoa đu đủ đực, đường phèn, rửa sạch các loại lá cho vào bát sứ, đổ ít nước lọc, đun cách thủy bằng lửa than, để sôi lửa càng lâu càng tốt. Sau đó để nguội hoặc cho vào chai thủy tinh (không cho vào chai nhựa, không để vào tủ lạnh).
Mỗi ngày cho bé uống khoảng 1/2 thìa cà phê, uống theo cách thấm dần ở đầu lưỡi, từ ít đến nhiều.
Cần lưu ý rằng, khi cho bé uống thuốc nên bế bé lên sao cho đầu và cổ hơi cao so với bụng để tránh sặc, trớ, nôn. Khi cho bé uống, dùng tay vuốt từ mõm ức xuống rốn.
Trên đây là các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng trị ho cho bé, cách làm cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, các loại lá này chỉ áp dụng khi bé mới bị ho, còn các trường hợp ho lâu ngày, bé nên được đi khám để được dùng thuốc phù hợp.