Cây bắt ruồi muỗi, diệt côn trùng hiệu quả và làm đẹp nhà
Cập nhật ngày: 29/01/2024 23:08:47
Mùa hè sang với nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng để các loài côn trùng như ruồi, muỗi, gián, kiến,...sinh sôi nảy nở chóng mặt. Đối với những gia đình không có điều hòa thì chắc hẳn đêm đến sẽ là một trải nghiệm khó quên với tiếng muỗi vo ve và những vết đốt sưng tấy. Bên cạnh giải pháp an toàn như tự chế bẫy bắt ruồi muỗi, thì trồng cây bắt mồi sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm mới lạ.
Nội dung chính
Công dụng của cây bắt ruồi
Vừa tạo mảng xanh trong nhà, lại vừa giúp bắt ruồi,muỗi hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc diệt côn trùng.
Một chậu cây bắt mồi xanh um sẽ làm dịu mát không gian gia đình
Một cô gái ở California, Mỹ, tự xưng là Mad Botanist (nhà thực vật học điên rồ) đã kết hợp những kinh nghiệm trồng cây bắt mồi của mình để tạo nên một chậu cây cảnh ăn thịt cỡ đại trong phòng khách. Cô đã dành cả cuộc đời với những loại cây bắt mồi từ khi còn tấm bé, bắt đầu từ những chậu cây bắt mồi be bé 5 đô la mua trong siêu thị. Cô đã từng làm chết 5-6 chậu cây đúc rút được ra cho mình một số mẹo nhỏ để chăm sóc loài cây độc lạ này.
Cách hoạt động của cây bắt ruồi muỗi
Khi màn đêm buông xuống, côn trùng càng bị thu hút bởi ánh đèn từ hộp cây bắt mồi
Theo Mad Botanist thì 90% số cây ăn thịt đều phát triển tốt khi đạt được 3 điều kiện sau:
1. Nước tinh khiết - không có khoáng, muối, hoặc Clo. Bạn có thể tưới nước máy cho cây nhưng nên để qua một đêm cho bay hết các hơi Clo.
2. Độ ẩm càng nhiều càng tốt. Cây bắt mồi rất dễ bị mất nước nên cần một lượng độ ẩm lớn để bảo vệ chúng khỏi 'cháy'. Vì vậy, nếu khi cây bắt mồi thiếu nước, bạn sẽ nhận thấy những chiếc lá sẽ tiêu đi đầu tiên.
3. Ánh sáng mặt trời trực tiếp từ 6-8 giờ (12-15 tiếng nếu sử dụng ánh sáng nhân tạo). Bởi vì cây ăn thịt phát triển trong đất nghèo dinh dưỡng (nửa than bùn, nửa cát), nên chúng chủ yếu dựa vào ánh sáng mặt trời để chuyển hóa thành năng lượng. Những tế bào thần kinh thực vật sẽ lưu trữ năng lượng và kích hoạt các bẫy bắt mồi hoạt động.
Hiện nay ở Việt Nam, cây nắp ấm, cây bắt ruồi, cây gọng vó,...được bán ở nhiều cửa hàng cây cảnh. Được biết, giá một chậu nắp ấm dao động từ 50.000 đến 200.000 đồng/cây tùy vào kích thước. Cây bắt mồi có hai khoảng giá 100.000 đồng - 150.000 đồng. Các loại cây ăn thịt ngoại nhập, khó chăm có giá cả cao hơn. Tuy vậy, vì sự độc lạ và công dụng thần kì của mình, cây bắt mồi vẫn được săn lùng ráo riết.
Hình ảnh cây bắt ruồi muỗi
Các sợi lông của cây gọng vó tiết ra những chất dịch nhầy. Khi ruồi bị mùi hương thu hút và dính bẫy, những chiếc lá sẽ xoắn lại và nhốt chú ruồi xui xẻo bên trong.
Lá cây gọng vó xoắn lại giữ côn trùng bên trong
Cây nắp ấm tím chứa trong mình rất nhiều nước mưa. Cấu tạo "ấm" với chất dịch ở đáy và lông măng trơn trượt ở thành khiến con mồi rơi vào bẫy không thoát ra được. Xác côn trùng sẽ phân hủy dần và trở thành thức ăn cho cây.
Một chú côn trùng bị chết đuối trong bẫy
Chúng cũng bắt cả muỗi
Cây cỏ bơ sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.
Loài hoa của cỏ bơ đẹp không hề kém cạnh các loài cây hoa thông thường. Bạn có thể nhìn thấy rõ những chú ruồi bị dính bẫy trên lá cỏ bơ
Sau khi tiêu hóa hết những chú côn trùng (mất khoảng 1 tuần), những chiếc cánh lại nở ra và chỉ còn lại phần xác khô của côn trùng trong đó. Một chiếc bẫy có thể bắt mồi và tiêu hóa khoảng 5 lần trước khi chết đi. Nhưng trong lúc đó, những chiếc lá non vẫn tiếp tục phát triển, sẵn sàng để bắt mồi.
Lời kết
Chọn cây bắt ruồi muỗi là một giải pháp không chỉ hiệu quả mà còn thân thiện với môi trường. Hãy tận dụng sức mạnh tự nhiên của cây cỏ và hoa quả để tạo nên không gian sống thoải mái và không bị muỗi quấy rối