Trang chủ > Blog > Kiến thức tranh dán tường
Kinh nghiệm lựa chọn tranh dán tường phòng ngủ đẹp
Tranh dán tường phòng ngủ - Ngoài việc lựa chọn thiết kế phòng ngủ bằng thạch cao, treo tranh đá, khung tranh thiên nhiên trong phòng ngủ , còn có thể lựa chọn tranh dán tường cho phòng ngủ. Tranh dán tường cho phòng ngủ vừa tiết kiệm chi phí, vừa nhỏ gọn, có thể tự decor trang trí cho phòng ngủ của mình. Nhưng không phải ai cũng biết lựa chọn tranh dán phòng ngủ đẹp mắt, hợp phong thủy. Muốn biết thêm cách chọn lựa như thế nào, hãy cùng Bindo tìm hiểu nhé!
Tranh dán tường phòng ngủ
Tranh dán tường là những loại tranh được in hoặc vẽ họa tiết, bức tranh phong cảnh đẹp mắt trên giấy dán. Tranh vẽ trên tranh dán tường thường thể hiện rõ nội dung, chủ đề của bức tranh có hồn tạo hứng khởi, thư giãn cho người xem
Tranh dán tường phòng ngủ các chi tiết được phác họa đa xen một cách hoài hòa phù hợp đúng đặc trưng tranh treo trong phòng ngủ. Vật liệu phổ biến được sử dụng trong giấy dán tranh là giấy Pvc hoặc vải bố, vải lụa cao cấp.
Yêu cầu tối thiểu của một tranh dán tường đạt chuẩn phải có ít nhất 2 lớp, đó là:
- Một lớp hình ảnh ( lớp tranh) có tính thẩm mỹ cao để trưng bày
- Hai là lớp keo dán ( lớp giúp tranh kết dính được với tường) kéo dán phải dính trắc, đảm bảo bức tranh bền đẹp theo thời gian.
Nhằm bắt kịp với nhu cầu người tiêu dùng, các nhà sản xuất đã không ngừng đưa ra những mẫu mã bắt mắt, đa dạng phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Với những người yêu thích thiên nhiên cây có tranh dán tường phong cảnh thiên, tranh dán 3D họa tiết hoa hay sang trọng cao cấp hơn là sử dụng trang đá, trang phủ kim sa lấp lánh,...
Lợi ích khi sử dụng trang dán tường trong phòng ngủ
Hiện nay có rất nhiều tranh dán tường 3D, tranh dán tường phong cảnh ,... với những lợi ích không thể phủ nhận. Trong giới khoa học khuyên rằng, sử dụng tranh dán tường trong phòng ngủ hợp mắt sẽ góp phần cải thiện giấc ngủ, ngủ tốt và ngủ sâu hơn, đặc biệt với những người có chứng mất ngủ kinh niên, tiền mãn kinh.
Bên cạnh đó phòng ngủ dán tranh giúp người dùng giảm stress, tính khí hiền hòa, bớt nóng tính, những người làm việc bàn giấy chịu áp lực công việc có thể giảm căng thẳng khi dùng tranh dán.
Nên lựa chọn tranh có màu sắc xanh (Xanh da trời hoặc xanh lá), phác họa động vật, cây củ để phòng ngủ mang lại cho gia chủ cảm giác thư thái, hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng trọn vẹn từng giờ phút được nghỉ ngơi.
Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn tranh dán tường phòng ngủ
Khi đã có đủ am hiểu về tranh dán tường ngủ, giúp ta dễ dàng lựa chọn được loại tranh phù hợp. Vậy tranh dán tường như thế nào được coi là hợp lý, đẹp và mát mắt? Hãy cùng Bindo tiếp tục tìm hiểu những phần sau nhé!
Lựa chọn màu sắc tranh dán tường phù hợp
Yếu tố đầu tiên cần xem xét là yếu tố màu sắc, màu sắc là chi tiết quan trọng quyết định phong cách, không khí cho toàn bộ căn phòng.
Nên chọn những gam màu sáng giúp không gian mang tới sự thư thái cho người sử dụng.
Tuy nhiên nếu bạn là người thích màu tối có thể tham khảo các gam màu trầm như xám, xanh trầm,... để khiến không gian không bị quá tối gây không khí u ám, u buồn cho phòng ngủ.
Xem xét kĩ diện tích trước khi lựa chọn tranh dán tường
Trong các bước chọn tranh dán tường đẹp, bước thứ 2 cần đo đạc lại diện tích phòng để chọn kích thước tranh phù hợp.
Dù tranh dán tường có đẹp, rộng rãi, màu sắc sáng sủa nhưng diện tích phòng hẹp thì tranh dán cũng không thể đáp ứng được tính thẩm mỹ cho phòng ngủ của bạn.
Phòng ngủ nếu thoải mái về mặt diện tích, việc lựa chọn tranh sẽ dễ dàng hơn. Lưu ý, chọn tranh quá nhỏ sẽ làm không gian thừa bị chết, trống trải cho không gian.
Chọn tranh dán tường phù hợp với đối tượng
-
Nếu chọn tranh dán tường phòng ngủ cho bé gái, trước tiên sẽ tham khảo sở thích ý kiến của con và sau đó lựa chọn bức tranh phù hợp. Trẻ con thường thích những bức tranh có hình thú cưng, hoạt hình, các sự vật xung quanh bé. Kết hợp với họa tiết có màu sắc nổi bật, sinh động như cam, vàng, đỏ, tím,...
- Nếu Chọn Tranh dán tường phòng ngủ vợ chồng, bạn có thể tham khảo một số mẫu Tranh 3D phòng ngủ lãng mạn đang hot trên thị trường