Tự làm Lồng Đèn đón Trung Thu cùng bé
Cập nhật ngày: 27/01/2024 22:38:46
Tạo nên những chiếc lồng đèn trung thu độc đáo với bé yêu để tạo ra những kí ức đáng nhớ. Bài viết này không chỉ hướng dẫn cách làm lồng mà còn tôn vinh ý nghĩa của mùa Trung Thu, mang lại niềm vui, sự sáng tạo và kết nối tuyệt vời trong gia đình. Cùng nhau tận hưởng lễ hội với những tác phẩm nghệ thuật tự làm, ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng của quý báu thời thơ ấu
Nội dung chính
Lồng đèn trung thu bằng vỏ lon
Nguyên liệu cần có
- Vỏ lon các loại (nhớ là lon rỗng nhé)
- Dao, thước, kéo
- Sơn màu
Các bước thực hiện
- Bước 1: Dùng thước đo và kẻ những đường thẳng dọc theo thân lon với chiều dài gần bằng chiều cao của vỏ lon, vẽ hết xung quanh chiếc lon. Sau đó, dùng mũi dao rọc giấy cắt theo những đường đã vẽ, sao cho cách 2 đầu lon 1 đoạn bằng nhau.
- Bước 2: Tiếp theo, dùng tay ấn nhẹ đầu vỏ lon xuống để cho những đường cắt phình to ra, tạo đường cong điểm nhấn cho chiếc đèn lồng. Nếu những đường thẳng không phình ra, bạn có thể dùng tay kéo nhẹ để được như hình dưới.
Nhớ chỉnh cho chiếc đèn lồng trông tròn như thế này!
- Bước 3: Cuối cùng, bạn phủ một lớp sơn tùy màu yêu thích để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng đơn giản này!
Và đây là thành phẩm!
Lồng đèn ngôi sao giấy kiếng
Nguyên liệu làm lồng đèn ông sao
- Que tre đã được vuốt nhẵn và mỏng.
- Dây buộc.
- Keo dán.
- Giấy kiếng đủ màu.
- Bút, thước, kéo.
Cách làm lồng đèn ông sao
- Bước 1: Buộc những thanh tre đã được vót mỏng thành 2 hình ngôi sao khác nhau nhưng cùng kích thước.
- Bước 2: Tiếp theo cắt những thanh tre nhỏ chừng 7 cm để chống 2 khung ngôi sao và buộc các đầu lại tạo thành 1 khung 3D. Sau khi cố định xong, các bạn cũng lấy dây kẽm để buộc những thanh tre nhỏ vào phần khung luôn nhé!
- Bước 3: Tiếp theo bạn phết keo dán lên trên phần khung và dán giấy màu lên. Nhớ là quét keo tới đâu, dán giấy màu tới đó để keo không bị khô.
- Bước 4: Sau khi dán xong, bạn sẽ được một chiếc lồng đèn như thế này.
Làm đèn lồng kéo quân
Nguyên liệu cần mua:
- Que tre
- Giấy nến
- Băng dính 2 mặt
- Kim, chỉ, dao rọc giấy, kéo, thước, bút chì
Cùng bắt tay vào làm nào:
- Bước 1: Dùng bìa cứng cắt thành hình lục giác hoặc bát giác để làm phần nắp và đáy.
- Mặt nắp trên khoét lỗ lớn chỉ chừa lại một khung trong rỗng, bên trên làm thêm 1 thanh ngang dán lên giữa mặt nắp. Sau đó khoét 1 lỗ nhỏ ở giữa ngay phần thanh rời.
- Mặt đáy thì khoét lỗ nhỏ sao cho xuất hiện 1 thanh ngang ở giữa. Bạn nên dán thêm 1 thanh ngang bằng kích cỡ lên trên để tăng độ chịu lực cho phần đáy lồng đèn. Ở giữa, khoét 1 lỗ để làm tâm trục quay, 2 bên lỗ đó sẽ dùng làm 2 chân cắm nến.
- Bước 2: Làm khung ngoài. Dùng những tấm bìa cứng chắc chắn để khung ngoài cho chiếc đèn lồng kéo quân. Khoét bỏ phần trong để dán giấy kiếng bóng vào tạo thành ô có thể nhìn thấy những bức ảnh phía bên trong quay quay.
Sau khi ráp hoàn tất khung với 2 mặt đáy thì mới dán giấy màu lên nhé các bạn!
- Bước 3: Làm cánh quạt.
- Cánh quạt làm to vừa bằng hình tròn bên trong cắt ra từ mặt nắp. Dùng compa vẽ 1 vòng tròn nhỏ cạnh ngoài 1,5 cm. (Để đánh dấu gập xuống dán vào lồng quay, như vậy chu vi lồng quay nhỏ hơn vòng tròn khoét trên mặt nắp 3 cm).
- Phần cánh quạt chia ra làm 24 cánh, mỗi cánh cách tâm khoảng 3 cm.
- Cánh quạt sẽ cố định vào 1 khung bìa cứng (Độ cao 2-3 cm chiếu dài = chu vi cánh quạt).
- Dùng kim bấm giấy gắn cố định các cánh quạt vào khung này, phải làm thật tròn, mỗi cánh ngiêng khoảng 30 độ, phía bên trái cao bên phải thấp để tạo chiều quay từ trái sang phải (Dán ngược có thể úp ngược khung lại)
- Bước 4: Làm lồng quay.
- Lồng quay làm bằng giấy mỏng, trang trí hình ảnh, phía trên lồng quay sẽ dán cố định vào khung cánh quạt, phía dưới dùng dây kẽm nhỏ làm khung dán cố định để lồng quay không bị giựt méo khi chịu sức nóng và ô van khi quay.
- Giữa lồng quay dùng 1 dây kẽm thật thẳng dán cố định vào tâm cánh quạt để làm trục quay. Đầu dưới trục quay cắm vào “rốn“ của thanh ngang mặt đáy, trục quay phía trên gắn vào lỗ tâm của thanh ngang trên mặt nắp.
Lưu ý: Các bạn nhớ chọn dây kẽm cứng cáp nhé!
- Bước 5: Thắp nến khoảng 1 phút để không khí bên trong đèn ấm lên rồi mới cho lồng quay vào, để tránh sức nóng làm cháy cánh quạt dùng tay quay tạo trớn cho lồng quay đều. Nếu lồng quay nghiêng so với trục thì dùng kim bấm, bấm vào cạnh dưới lồng quay tạo cân bằng. Trường hợp đèn không quay thì di chuyển cây nến sát ra phía ngoài lồng quay tạo sức cho cánh quạt, dùng nến lớn hơn hoặc 2 cây 2 bên tăng sức nóng, kê chân đèn lên cao hơn để đối lưu không khí. Cho 1 giọt dầu ăn vào bôi trơn “rốn“ của khung đèn
Lồng đèn kéo quân hơi khó làm so với các dạng lồng đèn khác, nhưng thành phẩm thì rất đẹp mà không tiếc công sức tí nào đâu nhé!