Decal dán tường bindo
icon phone call bindo
icon store bindo

Trang chủ > Blog

Ý nghĩa của tục cúng gia tiên trong 3 ngày tết của người Việt

Cập nhật ngày: 03/02/2024 13:10:53

Để chào đón một năm mới đến, ngoài việc mua sắm, trang trí tết các chị em còn tất bật cho mâm cộ cúng gia tiên. Đây là phong tục có từ lâu đời của người Việt để chứng tỏ lòng biết ơn về cuội nguồn, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ.

Ở Việt Nam cúng gia tiên lcòn gọi là "Đạo thờ cúng ông bà", gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ... .mà chỉ là "đạo làm người" trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu.

Cúng gia tiên có ý nghĩa như thế nào trong 3 ngày tết?

Ý nghĩa của tục cúng gia tiên trong 3 ngày tết của người Việt 1

Cúng gia tiên chính là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Trong ba ngày Tết khi nào bàn thờ cũng nhan đèn đầy đủ để bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương.

Thường thì trên bàn thờ đồ trang trí tết được đặt cúng là các loại bánh kẹo, trái cây và quan trọng là nhà nào cũng có bày bánh chứng và bánh dầy với ý nghĩa sâu săc về câu chuyện Hùng Vương thứ 6.

Cách cúng gia tiên đúng chuẩn

Chuẩn bị trước khu cúng

Khi bắt đầu cúng người chủ lễ phải ăn mặc chỉnh tề, để thể hiện sự nghiêm túc rồi bắt đầu đốt nhan lên đèn trên bàn thờ, hai tay chắp lên ngang trán và bắt đầu khấn.

Cúng là bày lễ vật, lên đèn thắp hương, khấn, vái, lạy.

Nội dung cúng gia tiên

Khi khấn gia chủ nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện... rồi tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái. Việc cúng kính tuỳ thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình để mời người quá cố về ăn tết cùng gia đình.

Khấn là lời cầu khẩn mong người đã khuất phù hộ cho gia đình năm mới gặp nhiều may mắn, sức khỏe trong cuộc sống, gia đình hưng thịnh...khấn xong thì vái từ 2 đến 5 vái.

Nếu vái là cử chỉ chào hỏi kính cẩn, thì lạy là hành động chỉ sự tôn kính từ tâm hồn đến thể xác đối với người trên hay người quá cố ở vào bậc trên của mình.

Cúng đối với đàn ông

Đàn ông lạy đứng nghiêm, hai tay chắp lại để trước ngực giơ lên ngang trán, mình cúi xuống, hai bài tay xòe ra úp xuống, chiếu, quỳ gối trái rồi gối phải rạp đầu xuống theo thư thế phủ phục, sau vài giây cất người lên hai bàn tay để lên đầu gối trái vừa co lên đưa tới trước nửa bước để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quỳ cũng theo đà đứng dậy, rút chân trái về ngang chân phải đứng nghiêm, là xong một lạy. Lạy xong vái 3 vái rồi lui ra.

Cúng đối với phụ nữ

Đối với người phụ nữ khi lạy thì ngồi trệt xuống đất để 2 cẳng chân vắt chéo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để hai cẳng chân vắt chéo về bên trái, bàn chân phải ngửa lên để dưới đùi chân trái, nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải về phía trước, tà áo sau trải về phía sau, rồi chắp 2 bàn tay để trước ngực đưa lên ngang trán cúi đầu xuống, hai bàn tay úp xuống chiếu, đầu đặt lên hai bàn tay. Sau vài giây đẩy hai bàn tay để lấy thế ngồi thẳng lên, chắp hai bàn tay đưa lên ngang trán là xong một lạy.

Lạy, xong đứng lên vái 3 vái rồi lui ra. Nhiều người theo cách lạy khác, hai đầu gối quỳ xuống chiếu, mông để lên 2 gót chân, hai bàn tay chắp lại đưa lên ngang trán, hai bàn tay giữ ở vị thế chắp, mình cúi xuống khi gần tới chiếu thì hai bàn tay xòe ra úp xuống chiếu đặt đầu lên hai bàn tay, cứ thế mà lạy.

Các nhà sư lạy hơi khác một chút, phất tay áo cà sa đưa 2 tay xuống đất rồi quỳ 2 đầu gối xuống luôn, khi đứng lên đẩy hai bàn tay để lấy thế đứng thẳng nên khỏi tì bàn tay lên đầu gối.

Đây là nét đẹp truyền thống đi vào máu của người Việt, phong tục cúng gia tiên ngày tết không chỉ có ý nghĩa nhớ về cội nguồn mà còn là tấm lòng của con cháu trong gia đình.

Ý nghĩa và hoạt động của việc cúng 3 ngày tết

Trong văn hóa truyền thống Việt Nam, 3 ngày Tết được xem là những ngày quan trọng và mang theo nhiều ý nghĩa tâm linh và văn hóa. Dưới đây là một số ý nghĩa của 3 ngày Tết:

Ngày Mùng 1 Tết:

Gia đình hội tụ: Mùng 1 Tết là ngày mọi người quây quần bên gia đình. Việc họp mặt gia đình thể hiện sự đoàn kết, tình cảm thân thiết, và lòng tri ân đối với tổ tiên.

Cúng ông Công, ông Táo: Những người Việt thường cúng ông Công, ông Táo vào đêm 30 Tết hay sáng mùng 1 để báo cáo công việc năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

Chuẩn bị bữa cơm tất niên: Gia đình thường tổ chức bữa cơm tất niên vào tối mùng 1, là dịp để cả gia đình cùng chia sẻ và kết nối với nhau.

Ngày Mùng 2 Tết:

Chúc Tết gia đình, người thân: Mùng 2 là ngày mọi người bắt đầu đi thăm hỏi, chúc Tết gia đình, bạn bè, và người thân. Đây là dịp để thể hiện lòng tri ân và mong muốn một năm mới tràn đầy may mắn và hạnh phúc.

Thăm nhau, chơi lễ pháo hoa: Nhiều gia đình tổ chức các hoạt động vui chơi, thăm hỏi người thân và bạn bè, cùng thưởng thức lễ pháo hoa để tạo nên không khí vui tươi và trang trí cho mùa Tết.

Ngày Mùng 3 Tết:

Thăm bà chú, cô dì, bạn bè: Mùng 3 Tết tiếp tục là ngày thăm hỏi những người thân, bạn bè và những người lớn tuổi. Hành động này thể hiện lòng quan tâm và tri ân đối với người thân.

Cúng bái tổ tiên: Một số gia đình tiếp tục tổ chức lễ cúng bái tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng và tôn sùng ông bà, tổ tiên, mong rằng họ sẽ bảo vệ và mang lại may mắn cho gia đình.

Kết thúc chuỗi ngày Tết: Mùng 3 là ngày cuối cùng của chuỗi ngày Tết, nhiều người bắt đầu trở lại với các hoạt động hàng ngày và chuẩn bị cho một năm mới tràn đầy năng lượng tích cực.

Những ngày Tết không chỉ là dịp để kết nối, chia sẻ niềm vui, mà còn là thời điểm để bày tỏ lòng tri ân và hy vọng vào một năm mới an lành, may mắn.


Sản phẩm liên quan


 

 

Phone call icon